Quan trắc Môi trường hơi khí độc

Vấn đề quan trắc môi trường lao động là một vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe; sự an toàn và quyền lợi của người lao động. Một trong số những việc quan trọng hàng đầu khi quan trắc môi trường làm việc là quan trắc hơi khí độc.

Thực trạng môi trường làm việc tại Việt Nam

Môi trường lao động ở Việt Nam luôn tiềm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn thương tích. Cụ thể, theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế,  chỉ trong 5 năm từ 2011 – 2016, số mẫu quan trắc môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trên cả nước không đạt tiêu chuẩn chiếm khoảng 10% trên tổng số 2.452.919 mẫu thực hiện. Các yếu tố luôn có tỷ lệ mẫu đo không đạt cao nhất trong 5 năm bao gồm: khí hậu (8,6%), phóng xạ, điện từ trường (23,25%), tiếng ồn (16,53%) và ánh sáng (12,04%).

Quan trắc môi trường hơi khí độc

Có thể thấy vấn đề ô nhiễm không khí nơi làm việc; đặc biệt là nồng độ hơi khí độc vượt quá ngưỡng cho phép là một thực tế nhức nhối cần được giải quyết. Có không ít sự việc công ngân bị choáng, ngất vì ngộ độc khí khi đang làm việc. Điều này gây những thiệt hại cho cả doanh nghiệp và người lao động. Người lao động bị suy giảm sức khỏe; doanh nghiệp suy giảm năng suất và uy tín. Chính vì vậy, việc thực hiện quan trắc môi trường lao động là một việc làm cần thiết.

Môi trường có nhiều khí độc là mối nguy hại lớn cho sức khỏe người lao động

Tiếp xúc với hơi khí độc tức thời có thể gây nên các triệu chứng cấp tính như: kích ứng mắt; mũi, họng. Người lao động có thể cảm thấy chóng mặt; choáng; buồn nôn. Nếu tình trạng này kéo dài, cả hệ hô hấp; hệ thần kinh, hệ tiêu hóa của người lao động đều sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, đường hô hấp tổn thương dẫn đến các bệnh về phổi; thậm chí ung thư thanh quản. Tiếp xúc nhiều với hơi khí độc hệ thần kinh bị tổn thương gân bệnh Parkinson. Cadmium thậm chí là tử vong trong thời gian ngắn….

Các bệnh đường tiêu hóa như loét dạ dày và các bệnh đường tiết niệu cũng có thể ghé thăm khi trong môi trường làm việc có nhiều hơi khí độc. Thực sự, đây là mỗi nguy hại lớn cho sức khỏe người lao động; cần được giải quyết càng sớm càng tốt.

Khí độc trong môi trường làm việc phát sinh từ đâu?

Khí độc trong môi trường làm việc có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như hệ thống máy móc; nhiên liệu đốt; các hóa chất và khí được sử dụng trong quá trình lao động. Hiệu ứng nhà kính trong các văn phòng làm việc; các phòng thí nghiệm hay pong mổ cũng có thể làm phát sinh khí độc. Thậm chí hơi khí độc cũng có thể đến từ môi trường quanh khu vực lao động.

Quan trắc môi trường hơi khí độc

Những môi trường làm việc mang tính chất đặc thù như môi trường y tế; các lò luyện kim; các xưởng bào chế hóa chất; môi trường sử dụng nhiều hơi gas và dung môi…là những môi trường dễ phát sinh khí độc nhất.

Doanh nghiệp cần thường xuyên quan trắc môi trường hơi khí độc

Giải pháp để bảo vệ sức khỏe người lao động khỏi hơi khí độc chính là quan trắc môi trường lao động thường xuyên. Việc này giúp phát hiện sớm các nguy cơ ngộ độc khí. Doanh nghiệp có thể kịp thời có biện pháp kiểm soát phòng tránh tai nạn và các bệnh nghề nghiệp vì ngộ độc khí.

Mặt khác, kết quả quan trắc đánh giá mức độ tiếp xúc còn là cơ sở để thực hiện việc chế độ phụ cấp độc hại cho nhân viên theo đặc thù của môi trường làm việc. Bên cạnh đó, việc bắt buộc thực hiện quan trắc còn được quy định tại các văn bản pháp quy như: Bộ Luật lao động 10/2012/QH13 hay Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.

Nếu doanh nghiệp muốn thực hiện việc quan trắc hơi khí độc nói riêng và quan trắc môi trường lao động nói chung, hãy liên hệ với Công ty STIE để được biết thêm chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *