Huấn luyện An toàn Điện theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP

Theo Mục 2 tại danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ ban hành cùng Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH, người lao động làm các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa, thử nghiệm, kiểm định an toàn thiết bị điện, đường dây dẫn điện, nhà máy điện; vận hành trạm nạp ắc quy, sửa chữa, bảo dưỡng ắc quy.

LỢI ÍCH CỦA KHÓA HỌC

– Đối với người lao động: nắm được kiến thức cơ bản để tổ chức, chuẩn bị và sử dụng những thiết bị điện an toàn hơn. Đồng thời có cách xử lý khi xảy ra tình huống mất an toàn điện trong môi trường lao động nhanh chóng.

– Đối với doanh nghiệp: không chỉ thực hiện nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho người lao động, mà còn tuân thủ được quy định của nhà nước theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

1. Khóa học dành cho đối tượng nào?

– Cán bộ chuyên trách giám sát an toàn, cán bộ quản lý an toàn

– Người lao động thực hiện bảo trì, vận hành hệ thống điện

– Người lao động sử dụng các thiết bị máy móc và dụng cụ mang điện.

2. Nội dung huấn luyện:

Theo chương trình khung Nghị định 44/2016/NĐ-CP về huấn luyện An toàn cho nhóm 3.

Cụ thể:

2.1 Hệ thống pháp luật, các chính sách về an toàn vệ sinh lao động

2.1.1 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

2.1.2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

2.1.3 Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

2.2 Kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động

2.2.1 Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.

2.2.2 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

2.2.3 Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

2.2.4 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

2.2.5 Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

2.3 Kiến thức chuyên ngành về công việc có yêu cầu nghiêm ngặt

Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

– Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại.

– Phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

2.3.1 Kiến thức cơ bản về điện và hệ thống điện

– Khái niệm về công việc, thiết bị điện làm việc

– Các thông số cơ bản về công việc, thiết bị điện

– Các đặc điểm riêng về công việc, chế độ làm việc của thiết bị điện

2.3.2 Các sự cố liên quan đến điện và nguyên nhân

– Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động.

– Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động.

2.3.3 Các nguyên tắc đảm bảo ATVSLĐ trong môi trường làm việc

2.3.4 Huấn luyện sử dụng thiết bị điện, công cụ điện đặc thù tại môi trường làm việc.

2.3.5 Thực hành vận hành sử dụng phương tiện đảm bảo ATVSLĐ, ứng phó tình huống khẩn cấp, sơ cứu, cấp cứu tai nạn điện

2.4 Kiểm tra kết thúc khóa học

3. Kết quả cuối khóa

– Cấp chứng nhận/chứng chỉ theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP cho học viên đạt yêu cầu.

– Cung cấp tài liệu huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *