Theo Mục 5 tại danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ ban hành cùng Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH, người lao động làm các công việc liên quan đến hàn, cắt, vận hành thiết bị cơ khí bắt buộc phải được huấn luyện An toàn vệ sinh, lao động và được cấp Thẻ An toàn trước khi làm việc.
Máy móc hiện đại tinh vi và ngày càng được cải tiến tất cả đều nhờ vào ngành cơ khí ngày càng phát triển. Tuy nhiên những người lao động trong ngành cơ khí thường rất dễ xảy ra tai nạn lao động nếu như không nắm và tuân thủ các quy định về an toàn trong sản xuất.
Đối tượng khóa học huấn luyện an toàn cơ khí
Người lao động làm việc trong ngành cơ khí như: Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, máy phay, máy bào, máy tiện, uốn, xẻ, cắt, xé chặt, đột, dập, đục, đập, tạo hình, nạp liệu, ra liệu, nghiền, xay, trộn, cán, ly tâm, sấy, sàng,…
Nội dung khóa học huấn luyện an toàn điện cơ khí
1. Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
– Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;
– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động;
– Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
– Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân;
– Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
2. Nội dung huấn luyện chuyên ngành
– Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm;
– Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động;
– Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.